Việt Nam là một nước nhiệt đới, lượng ánh sáng mặt trời nhiều nên khi ra đường bạn nên trang bị cho mình một chiếc mắt kính có khả năng chống tia cực tím. Hôm nay hãy cùng Sportslink tìm hiểu chỉ số chống UV (tia cực tím) trên mắt kính là gì nhé!
Nội dung chính
Tia UV là gì?
Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200 nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10 nm).
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người và môi trường, tia tử ngoại được chia ra làm 3 loại:
– Tia UVA (bước sóng từ 380 – 315 nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen.
– Tia UVB (bước sóng 315 – 280 nm) còn được gọi là sóng trung.
– Tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280 nm) còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.
Các loại tia UV phổ biến
Mặt Trời tỏa ra cả 3 loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC, có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím. Tuy nhiên, theo lí thuyết, bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA (bước sóng từ 380 – 315 nm), trong khi đó bản thân tầng ozon được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên UVC bị tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên, tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động khiến các tia UVB, UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.
Các loại tia UV phổ biến trong môi trường hiện nay như:
– Tia tử ngoại UVA (380 – 315 nm): không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
– Tia tử ngoại UVB (315 – 280 nm): bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.
– Tia tử ngoại UVC (280 – 100 nm): bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Chỉ số chống UV (tia cực tím) trên mắt kính là gì?
Các loại mắt kính hiện nay sẽ có chỉ số chống tia UV như UV00, UV400, UV420… Vậy các chỉ số này nghĩa là gì? Như đã đề cập ở trên thì đằng sau chữ “UV”, ví dụ UV400 thì 400 ở đây chỉ bước sóng của tia UV mà mắt kính có thể ngăn ngừa.
Ví dụ mắt kính có chỉ số chống tia UV được ghi là UV400 – UV420 tức là mắt kính đó có khả năng lọc được các tia sáng có bước sóng lên tới 400 – 420 nanomet, là mức độ bảo vệ lớn nhất trên mắt kính.
Vì sao cần sử dụng mắt kính có chỉ số chống tia UV?
Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc của mắt, đi vào thủy tinh thể hoặc võng mạc ở bên trong mắt. Tiếp xúc với bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
Trong khi đó Tia UVB gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng.
Do UVC là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên tia tử ngoại UVC có khả năng gây tổn hại nhiều nhất cho đôi mắt và làn da của con người. May mắn thay, tầng ozone của bầu khí quyển Trái Đất đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia UVC này.
Hiện nay do nhiều tác động tiêu cực, tầng ozon bảo vệ trái đất của chúng ta đang ngày càng yếu và mỏng đi, có nhiều lỗ thủng xuất hiện, có khả năng cho phép các bức xạ năng lượng cao như tia UVC này lọt xuống bề mặt trái đất, dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe trầm trọng.
Các tác hại của tia UV có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần có kiến thức và biện pháp bảo vệ hiệu quả . Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tia UV là gì, bổ sung thêm cho mình những cách thức phòng tránh các vấn đề gây tổn hại đến đôi mắt, làn da cũng như sức khỏe.